29.11.12

Truyền thuyết Rồng sinh 9 con

Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, rồng sinh được chín con với hình dáng và sở thích hoàn toàn khác nhau. Các con của rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở những vị trí, những vật dụng với những ngụ ý đặc biệt khác nhau.
Sau đây là hình ảnh và thông tin về 9 con của Rồng:

Bị hí là con trưởng của Rồng.

Photobucket


Còn có tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui.
Linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá...

Li vãn là con thứ hai của Rồng.

Photobucket

Còn có tên gọi là si vẫn.
Linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn, thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài…

Bồ lao là con thứ ba của Rồng.

Photobucket

Linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.

Bệ ngạn là con thứ tư của Rồng.

Photobucket

Còn có tên gọi khác là bệ lao, hiến chương.
Linh vật có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.

Thao thiết là con thứ năm của Rồng.

Photobucket

Linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, có tính tham ăn vô độ nên được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.

Công phúc là con thứ sáu của Rồng.

Photobucket

Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.

Nhai xế là con thứ bảy của Rồng.

Photobucket

Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.

Toan nghê là con thứ tám của Rồng.

Photobucket

Còn có tên gọi khác là kim nghê.
Linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.

Tiêu đồ là con thứ chín của Rồng.

Photobucket

Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.

Ngoài chín linh vật nói trên, gia đình Rồng còn có một số linh vật khác như:

Tù ngưu.

Photobucket

Linh vật giỏi về âm luật nên thường được khắc trên các nhạc cụ, nhạc khí...

Trào phong.

Photobucket

Linh vật thường được chạm khắc trên nóc nhà với ngụ ý chống hoả hoạn và thị uy kẻ xấu ( gần giống với li vãn ).

Phụ hí.

Photobucket

Linh vật được chạm khắc trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ mộ phần người đã khuất.

Trong suốt bài viết có điều chi sơ sót, mong các bạn vui lòng bỏ qua.
Rất cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và mong sớm nhận được thật nhiều ý kiến đóng góp từ các bạn.
Các bạn có thể comment ngay tại blog chúng tôi cho dù bạn không sử dụng blog opera và thậm chí là bất kỳ loại blog nào.
Các bạn cũng có thể gửi ý kiến về địa chỉ email: trunghoakimco@yahoo.com.vn
Cách comment rất đơn giản:
+ Sau khi đọc xong bài viết, bạn chỉ việc ấn vào chữ comments ở cuối mỗi bài.
+ Đánh 1 tên bất kỳ mà bạn yêu thích vào khung “your name” để chúng tôi dễ dàng nhận biết.
+ Việc còn lại chỉ là viết ra những suy nghĩ và ý kiến của các bạn về bài viết trên của chúng tôi vào khung “comment”.
Chân thành cảm ơn tất cả các bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...