17.6.11

Văn Hoá Bóp

Việt Nam có 1 nền văn hoá BÓP 
phát triển bậc nhất thế giới


Văn Hoá Bóp còi

Bấm còi, bấm kèn, bóp kèn
nói chung là "VĂN HOÁ BÓP"

Nếu bạn là... người nước ngoài????

"Ký giả Đức tán chuyện giao thông Hà Nội - bài do TS. Nguyễn Sĩ Phương biên dịch, đăng trên Tuần Việt Nam:"
Bóp còi là nghĩa vụ công dân tại Việt Nam. Còi dùng để cướp đường, cũng có khi chỉ vì tay đang rảnh rỗi, cũng có khi do cả hai. Thậm chí, vì vô cớ, muốn chơi trội giữa trời đất.

Với cư dân Hà Thành, giao thông Hà Nội là một phần cuộc sống, thường nhật như không khí để thở, nước để uống; nhưng trong con mắt của người nước ngoài lạ lẫm tới, lại là những phát hiện khác thường. Biết được những khám phá đó của họ về mình, dù sai đúng cũng là điều thú vị, nhất là bài viết mới đây đăng trên trang mạng Welt online Đức, với tiêu đề "Giao thông Hà Nội - một sự điên rồ hoàn toàn bình thường", thu hút rất nhiều độc giả Đức bình luận.

Bạn cảm thấy mình rất chịu chơi ư? Bạn thấy chưa việc gì có thể thoả mãn tính thích hung hiểm, hay bạn thấy sức khoẻ của mình tốt như kim cương không gì tàn phá được? Vậy mời bạn tham gia giao thông tại Việt Nam, bạn sẽ được mở rộng tầm mắt.

Bóp còi là nghĩa vụ công dân tại Việt Nam. Còi dùng để cướp đường, cũng có khi chỉ vì tay đang rảnh rỗi, cũng có khi do cả hai. Thậm chí, vì vô cớ, muốn chơi trội giữa trời đất. Tiếng còi khắp mọi nơi, đằng sau, đằng trước, trái, phải, đâu đâu cũng ing ỏi còi, 24 trên 24, bảy ngày trong tuần.

Tiếng còi cũng rất vô cùng, muôn màu muôn vẻ, người thì lắp còi ngắn tiếng nhưng chói tai, người thì dùng còi âm dài nhưng trầm đục, một văn hoá âm thanh phát triển nhất thế giới. Gần đây, tôi còn nghe có vụ tài xế xe tải trang bị còi mạnh 300 Dez. (trong khi máy khoan bê tông chỉ gây tiếng ồn 120 Dez). làm một người phụ nữ đi đường giật mình đánh rơi đứa con đang bế, khiến nó mất mạng. Người Việt hay gọi Lào là nước "vạn tượng", nên tôi cũng xin được mạn phép gọi Việt Nam là đất nước "vạn còi"!

Tôi cho rằng, người Việt, ai cũng nghĩ mình phải có vài ba mạng sống, nếu không thì chẳng ai dại gì tham gia giao thông, bởi lúc nào cũng phải đem mạng mình ra cá cược. Trên luật là đi lề phải nhưng thường thì chỗ nào cũng phóng lên được, kể cả vỉa hè, ụ chắn, miễn là có chỗ. Nháy đèn như ở Đức là gì? Ở đây được coi là trò vô duyên. Dành cho mọi việc, bạn đều phải sử dụng vũ khí tối hậu: còi. Nếu bạn bị tai nạn giao thông thì sao? Câu trả lời chỉ có một: chết là cái chắc. Cấp cứu khẩn cấp ư? Ai điên mà lao đầu xuống đường đầy xe để cấp cứu bạn?

Nếu có người nhân từ gọi điện cho xe cấp cứu ư, bạn cũng khó còn sống để đợi. Bởi xe cũng phải mất vài tiếng mới tới nơi. Tại đây xe cấp cứu không ai nhường đường, không chỉ bởi mọi người vô ý thức, mà đơn giản vì nếu họ có muốn nhường đường thì cũng không có chỗ để tránh.

Thậm chí bọn vô lại còn lợi dụng lúc nạn nhân nằm lăn ra để nhảy vào móc túi. Tốt nhất đừng để vướng vào tai nạn, đồng nghĩa với việc muốn chắc chắn nhất thì đừng ra đường. Công an giao thông Việt Nam đúng ra có nhiệm vụ nặng nề nhất thế giới, nhưng chắc quá bận, hoặc qúa khác so với đồng nghiệp quốc tế, nên hầu như không bao giờ thấy được mặt họ trên đường, ngoại trừ trên vài trục chính.

Xe máy tại Việt Nam là phương tiện giao thông số một, giống như ô tô tại Đức. Vì vậy mọi người dùng nó để chuyên trở mọi thứ khiến ta phải ngạc nhiên bội phục, từ dăm thành viên gia đình tới rau quả, đồ ăn, thậm chí gia súc, bò lợn vừa giết mổ còn nguyên móc hàm. Có hôm tôi tưởng mình năm mơ, khi nhìn một chiếc tủ to bự tự chạy trên đường, tới lúc vượt qua mới thấy đằng trước có người lái.

Có phụ nữ còn cưỡi sau chiếc xe đang phóng bạt mạng vạch vú cho con bú. Việt Nam đang chịu đựng mùa hè nóng nhất từ 50 năm nay. Nhiệt độ thường xuyên quá 40. Vì muốn tránh cho da bị đen nên phụ nữ ra đường thường che kín tay chân mặt mũi, thậm chí đeo cả găng tay. Thêm vào kích râm, khẩu trang bịt mặt và đội mũ bảo hiểm trông họ không khác mấy nhân viên làm việc trong nhà máy điện nguyên tử cần phòng chống phóng xạ. Nhiều người trang bị đen từ đầu tới chân khiến tôi nghĩ tới bọn khủng bố Hồi giáo.

Không khí tại đây ô nhiễm nặng nề, khi xe cộ tăng mỗi năm lên 15%, bụi từ đường thêm vào khói xe cộng bụi xây dựng và mùi rác rưởi tạo một cảm giác qúa ngột ngạt. Hiện nay tỉ lệ ô nhiễm không khí tại Việt Nam cao gấp ba ranh giới gây hại sức khỏe. Bạn muốn đổ xăng thì nên căng mắt ra tìm, nếu chưa biết thì không tìm ra được, nếu biết được rồi thì sẽ thấy ở đâu cũng có. Các trạm xăng xe máy nhỏ thường đựng xăng trong vỏ chai cola và hay để vài chai đục mờ lên ghế con tại lề đường, chớ đừng tưởng đó là cola thật rồi tu.

Nếu bạn muốn đi xe đạp thì nên để ý tới bàn chân của mình khi dừng xe, chân có thể bị xe sau cán nát bất kỳ lúc nào. Người Việt ai cũng có phong cách đi ngổ ngáo, hình thành phong cách chung là không ai nhường ai, chính bởi ai cũng đi và nghĩ như ai, nên thường không sao; bạn chỉ cần làm khác một chút, hay tưởng nhầm đang chạy xe ở nước bạn, nhường nhịn ai đó, thì coi như cầm chắc tai nạn. Cái đó đã nằm trong máu của mọi người.

Tôi đã có lúc mục thị một người mẹ dạy con mình tập đi xe đạp trên luồng đường chính, nhằm giờ cao điểm.

Khi tôi trò chuyện với một đồng hương đang làm việc một năm nay tại Hà Nội, anh mỉm cười nói rằng, lúc đầu anh cũng không quen nhưng chỉ sau vài tháng, anh thấy nếu quay lại Đức sẽ rất nhớ tới tiếng còi và những con đường đầy rác rưởi tại xứ sở này, vì nó hình thành nên một phần máu thịt mình khi sống ở đây mất rồi.

Nếu thực sự đúng vậy, thì đó qủa là lý do hoàn toàn tự nhiên khiến không ai chịu bắt tay vào khắc phục các vấn đề giao thông tại Việt Nam, hoặc giả họ sợ mất đi phong cách riêng của mình chăng?


Có thể chúng ta đã quen với những gì mà người viết bài đã nói ở trên, quen tới mức nhìn thấy cũng không nhận ra đó là vấn nạn. Nhưng thực sự giao thông Việt Nam, nhất là các thành phố lớn đã phải báo động gấp gấp.

Tuy nhiên, xét về mặt... hài hước thì "nhập gia tùy tục". Ví dụ như ông Tây trong tranh vui dưới đây, khi tham gia giao thông ở Việt Nam đã có hành động tưởng vô lý nhưng té ra phù hợp.
+++++++++++++++++++++
nguồn: http://hcm.24h.com.vn/cuoi-24h/neu-ban-la-nguoi-nuoc-ngoai-c70a341873.html


“Ông Tây” nói chuyện còi xe ở Việt Nam

(Dân trí) - Âm thanh inh ỏi trên các đường phố Hà Nội và lái xe ở Việt Nam khiến nhiều người cảm thấy phát điên.

Bài viết trên trang tiếng Anh của báo điện tử Dân trí Dtinews tại đây.

Giao thông ở Hà Nội rất dày đặc. Đường phố đông nghịt. Tiếng còi xe inh ỏi. Đôi khi thật là lố bịch. Việc lạm dụng bóp còi khiến nhiều người phát điên. Không thể “can thiệp” về số người lưu thông trên đường nhưng chúng ta có thể làm điều gì đó để áp dụng quy tắc ứng xử đơn giản trên đường.
Bóp còi quá nhiều vừa gây bực mình, vừa gây nguy hiểm


Nhiều tài xế bấm còi mọi lúc mọi nơi, bất kể khi dừng lại, lên dốc hoặc chạy nhanh một cách nguy hiểm trên đường. Tiếng còi làm chói tai, gây xao nhãng và rất nguy hiểm. Họ đang hủy hoại mục đích của còi.

Mục đích đơn giản của còi là một cách giúp các tài xế (đặc biệt là những người đi xe mô-tô) biết bạn đang di chuyển, cảnh báo họ và để tránh tai nạn. Bấm còi liên hồi là hiểm họa vì khiến các tài xế khác sao nhãng khỏi đường đi và chú ý tới bạn. Khi không có chỗ để đi, không có lý do gì để bóp còi. Bóp còi không thể khiến đường xá trở nên trống vắng. Thời gian của một lần bóp còi cũng cần phải chú ý. Một tiếng còi rõ và đơn giản là đủ. Bóp còi với độ to hết cỡ liên tục trong 30 giây là khiếm nhã, không cần thiết và đặc biệt nguy hiểm.

Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng Hà Nội có vấn đề ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng. Việc sử dụng còi xe bừa bãi đã trở thành mối nguy hiểm. Có quá nhiều tiếng còi thiếu thận trọng, mục tiêu an toàn của còi đã bị đánh mất và tiếng ồn trên đường phố không bao giờ dừng lại. Thậm chí một số người bấm còi khi không có phương tiện nào trước mặt. Có người sử dụng còi khi không có nơi nào để đi.

Việt Nam có đủ các loại còi: còi âm nhạc, còi hơi, bất kể loại nào mà bạn có thể tưởng tượng. Quá nhiều tài xế rất thích bấm còi. Ngày càng có nhiều người lắp còi hơi (được thiết kế cho xe tải loại lớn) cho xe máy và taxi cứ như thể còi càng to thì độ an toàn càng cao. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Những loại còi này là một mối nguy hiểm, vì chúng có thể khiến tài xế giật mình và sợ hãi, dẫn tới tai nạn.

Không có luật lệ, quy định hay hướng dẫn nào về việc sử dụng còi. Đó là chuyện ý thức của từng người. Về cơ bản, còi được thiết kế để cảnh báo những tài xế khác trên đường. Tại Việt Nam, một số tài xế nghĩ rằng họ phải bấm còi mọi lúc. Tôi thấy có người thậm chí còn coi còi giống như âm nhạc phát ra từ đài phát thanh.

Làm ơn hãy thôi bấm còi

David Cornish - phóng viên của Dtinews.
Nhiều người đồng tình rằng có quá nhiều tiếng còi trên các đường phố của thủ đô. Còi nên được sử dụng “tiết kiệm”. Tiếng còi bị lạm dụng, vì thế mọi người nên hạn chế tối đa âm thanh này. Các tài xế thậm chí không để ý khi tiếng còi vang lên vì âm thanh đó lúc nào họ cũng nghe thấy. Họ đã quen với việc bấm còi vô dụng đến nỗi họ không hay biết hoặc không phản ứng khi nghe thấy chúng.

Có những quy tắc chung cho phép lịch sự khi điều khiển xe, bất kể bạn từ đâu tới. Lái xe là quyền và tài xế có bổn phận phải giữ an toàn. Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo các du khách nước ngoài cần thận trọng khi tới Việt Nam, miêu tả giao thông Việt Nam “là hỗn loạn. Tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra và hầu hết các nạn nhân là những người đi xe máy hoặc đi bộ. Ít nhất 30 người chết mỗi ngày liên quan tới tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông là rủi ro an toàn và sức khỏe lớn nhất tại Việt Nam”.

Cảnh sát giao thông khó có thể làm gì để cải thiện tình hình. Rượt đuổi ai đó với một chiếc dùi cui trên tay sẽ không giúp mọi người có ý thức hơn về việc dùng còi. Cần đặt các biển hiệu giao thông và đưa ra các chỉ dẫn cho việc sử dụng còi. Nhưng dùng còi thích hợp hay không cuối cùng là phụ thuộc vào từng tài xế. Tôi biết các tài xế tại Việt Nam phải thi để lấy bằng, vì thế trong bài thi giao thông, hoặc trong các tài liệu hướng dẫn thi, nên có phần hướng dẫn về cách dùng còi.

Theo Tổ chức Phòng chống Thương vong châu Á, “Việt Nam và Campuchia là hai nước có lượng xe máy tăng hơn 17% trong năm 2007 và 2008. Sự gia tăng này vượt quá khả năng thích nghi của xã hội. Cơ sở hạ tầng và hệ thống trợ giúp mật độ giao thông cao không đủ đáp ứng. Khu vực này chỉ chiếm 16% phương tiện có động cơ toàn thế giới nhưng chiếm 44% số thương vong vì tai nạn giao thông toàn cầu”.

Có rất nhiều điều mà tài xế không thể kiểm soát, nhưng cũng có vài điều có thể. Chúng ta nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn, lái xe thận trọng, tuân thủ luật và luật giao thông, và chỉ sử dụng còi lúc cần. Còi cứu các mạng sống, nhưng nếu lạm dụng, nó sẽ trở nên không hiệu quả khi chúng ta thực sự cần. Hãy để đôi tai và các tài xế được nghỉ ngơi, làm ơn thôi bấm còi!

David Cornish
An Bình lược dịch
+++++++++++++++++++++++
nguồn:
http://dantri.com.vn/c25/s140-383787/ong-tay-noi-chuyen-coi-xe-o-viet-nam.htm
http://www.dtinews.vn/news/beautiful-vietnam/honking-me-crazy.html

1 nhận xét:

  1. CÂU CHUYỆN CÓ THẬT:

    một ông Tây đáp phi cơ xuống phi trường Tân Sơn Nhứt, ngoắc 1 chiếc taxi để đi vô trung tâm (khoảng 5-7km), lên xe chạy được 1 đoạn (công viên Hoàng Văn Thụ : khoảng 2km) ông yêu cầu hướng dẫn viên nói tài xế taxi đừng bóp còi (bấm còi/kèn) vì ông cảm thấy phát quạo là sao người lái xe VN kém văn minh thế (bóp còi liên tục). tài xế nghe theo yêu cầu không bóp nữa, đi thêm 1 đoạn nữa (đến ngã tư Điện Biên Phủ : thêm khoảng 3km). chàng Tây nhà ta chịu hết nỗi lại quay qua yêu cầu thảm thiết hơn : mày kêu tài xế bóp còi dùm tao với ặck ;-)) ;-P (chết mày chưa! đó là "VĂN HOÁ BÓP CÒI") ;-(( thật xấu cọp!

    Trả lờiXóa

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...