12.5.12

Những sân bay quốc tế đáng sợ nhất thế giới


Sở hữu đường băng siêu ngắn, đường băng gập gềnh, đường băng một đầu là vực núi, đường băng trên bãi biển… khiến những sân bay quốc tế dưới đây được coi là đáng sợ nhất thế giới.

Sân bay quốc tế Princess Juliana (Saint Martin)

 
Sân bay Quốc tế Princess Juliana phục vụ việc đưa đón hành khách trên đảo Saint Martin, Hà Lan. Đây là một trong những sân bay bận rộn nhất ở phía Đông Caribbean. Sân bay này nổi tiếng thế giới với đường băng nhỏ và ngắn với chiều dài 2.180m và chiều rộng 2m17, vừa đủ cho máy bay phản lực hạng nặng đến và đi.
Đặc biệt, một đầu của đường băng nằm sát bãi biển và được ngăn cách bằng một hàng rào thép nên có rất nhiều bức hình chụp những chiếc máy bay chở khách khổng lồ đến và đi như sắp rơi xuống bãi biển. Những con chim sắt khổng lồ chỉ bay ở độ cao 10-20 m so với mặt đất khiến không ít người giật mình kinh hãi. Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những lí do khiến nhiều người thích thú với hòn đảo này.
 
Tuy hạ cánh và cất cánh khó khăn nhưng chưa một lần xảy ra tai nạn nghiêm trọng ở sân bay này, bởi các phi công đều rất cẩn trọng khi thực hiện việc cất và hạ cánh ở Princess Juliana. Những sự cố chỉ là việc du khách bị thổi bay khi cố đọ sức với động cơ máy bay phản lực bên ngoài hàng rào đường băng.

Máy bay chở khách hạ cánh xuống sân bay Princess Juliana.

Sân bay quốc tế Juancho E. Yrausquin (Saba)

 
Juancho E. Yrausquin là sân bay duy nhất trên đảo Saba thuộc Caribean. Nó cũng khá nổi danh với tuyến đường băng ngắn mà các máy bay đến và đi phải hết sức khó khăn để có thể dừng đỗ an toàn. Đường băng được đánh dấu X ở cả hai đầu nhằm báo hiệu chính xác cho phi công vị trí họ cần đáp xuống để chuyến bay có thể dừng đỗ ở bên kia đường băng.
Dù chưa một lần xảy ra sự cố nghiêm trọng nhưng sân bay này vẫn được đánh giá là nguy hiểm nhất thế giới, bởi cả hai đầu của nó đều lao thẳng xuống biển. Ngoài ra, không xa đường băng là một ngọn đồi lớn, khiến những chiếc máy bay chỉ có một hướng duy nhất để đáp xuống đường băng.
Sân bay Courchevel, Pháp
 
Courchevel là tên một khu du lịch trượt tuyết nổi tiếng của Pháp trên dãy núi Alps. Đây là một trong những khu du lịch trượt tuyết lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, địa hình hiểm trở không cho phép người ta xây dựng một sân bay đủ thẳng và dài để đón tiếp du khách.
Không thể đón tiếp được các loại máy bay chở khách lớn, đường băng dài 525m tại sân bay Courchevel được thiết kế để đón tiếp những loại máy bay nhỏ với số lượng khách ít. Tuy nhiên, với độ dốc lên tới 18%, sẽ vô cùng khó khăn để những chiếc máy bay có thể hạ cánh hay cất cánh. Đặc biệt, một đầu của đường băng kết thúc bên khe núi nên các phi công không được phép mắc sai lầm, nếu không muốn trả giá bằng mạng sống của bản thân và hành khách.
Máy bay cất cánh từ sân bay Courchevel.

Sân bay Gustaf III (St. Bart)

 

Đường băng ngắn, hẹp và hơi dốc cùng một đầu hướng thẳng ra biển là hiện trạng ở sân bay Gustaf III, hay vẫn thường gọi là sân bay Saint Barthélemy, nằm ở ngôi làng St.Jean trên hòn đảo Saint Barthélemy thuộc vùng biển Caribbean. Hòn đảo từng thuộc Thụy Điển sau đó bán lại cho Pháp vào năm 1878. Hầu hết những máy bay tới khu vực này đều là loại nhỏ, có sức chứa tối đa vào khoảng 20 người.
Sân bay quốc tế Barra
 
Là phi trường duy nhất trên thế giới mà các máy bay hạ cánh trực tiếp xuống bãi biển, sân bay quốc tế Barra nằm trên một bãi biển rộng ở Traigh Mhor, đảo Barra, thuộc Outer Hebrudes, Scotland. Trong trường hợp máy bay hạ cánh vào buổi chiều muộn, đèn pha ô tô sẽ được sử dụng để chỉ dẫn cho các phi công hạ cánh.
Bãi biển sân bay này không cấm du khách nhưng chắc hẳn không ai muốn tắm biển ở khu vực mà một chiếc máy bay có thể khiến họ chạy toán loạn bất kể lúc nào. Thậm chí, các nhà chức trách còn cảnh báo người dân ra ngay khỏi bãi biển khi các chuyến bay đến và đi.
Sân bay Medeira
 
Sân bay Medeira, còn được biết đến với cái tên Funchal hoặc Santa Catarina, là một phi trường quốc tế nằm gần Funchal, Medeira, Tây Ban Nha. Sân bay là nơi kết nối hòn đảo với thế giới. Sân bay này nổi tiếng với đường băng ngắn nằm chênh vênh trên các cột chống và được bao quanh bởi những dãy núi cao và đại dương.
Sân bay này thực sự là thách thức đối với những phi công kì cựu nhất, bởi độ phức tạp của địa hình mà họ phải trải qua. Ban đầu, đường băng có tổng chiều dài là 1.400m, nhưng sau đó đã được mở rộng thêm 400m sau tai nạn của chiếc phi cơ số hiệu 425 của hãng hàng không TAP, Bồ Đào Nha. Sau đó, nó được xây dựng lại vào năm 2003 với kích cỡ tăng gần gấp đôi với các đường băng lấn ra đại dương.
Sân bay Lukla, Nepal
 
Được bao quanh bởi những dãy núi cao hàng ngàn mét, sân bay Lukla nằm ở độ cao 2.900m so với mực nước biển. Nằm ở độ cao lớn nhưng sân bay là nơi đón tiếp rất nhiều lượt khách quốc tế, những người muốn chinh phục đỉnh Everest. Nằm ở một thị trấn nhỏ ở phía đông Nepal, sân bay vẫn thường chứng kiến những hoạt động của con người đan xen với việc hạ cánh của những chiếc phi cơ trên chính đường băng chuyên dụng.

theo VTC

2 nhận xét:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...